Diễn đàn lớp 9/4- THCS Nguyễn Phú Hường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đề cương ôn tập địa 9 HKI

Go down

Đề cương ôn tập địa 9 HKI Empty Đề cương ôn tập địa 9 HKI

Bài gửi  admin Mon May 14, 2012 7:59 am

Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 - Năm học: 2010-2011 - Môn Địa 9

I. LÝ THUYẾT:

Bài 15:

1. Hoạt động du lịch:

- Du lịch đem lại nguồn thu nhập lớn, mở rộng giao lưu giữa các nước trên thế giới.

- Nước ta giàu tài nguyên du lịch: tài nguyên du kịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm, vườn quốc gia…),

tài nguyên du lịch nhân văn (công trình kiến trúc, di tích lịch sử…), các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha- Kẽ Bàng, Cố Đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An).

- Du lịch có nhiều tiềm năng và đang phát triển, nhiều sản phẩm du lịch.

Bài 17:

2. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.



TIỂU VÙNG


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


THẾ MẠNH KINH TẾ

ĐÔNG BẮC


- Núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi lớn hình cánh cung.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm và có mùa đông lạnh.

- Khoáng sản phong phú, đa dạng…


- Khai thác khoáng sản.

- Phát triển nhiệt điện.

- Trồng rừng, cây công nghiệp, rau quả ôn đới và cận nhiệt…

- Du lịch sinh thái.

- Kinh tế biển.

TÂY BẮC


- Núi cao, địa hình hiểm trở.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.


- Phát tiển thủy điện.

- Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn…

Bài 18: 3.Nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi BắcBộ:

- Lúa và ngô là cây lương thực chính.

- Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước, ngoài ra trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

- Nghề rừng phát triển theo hướng nông- lâm kết hợp .

- Còn nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường .

Bài 20: 4. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng:

- Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng.

- Các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế thế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Du miền núi Bắc Bộ.

5. Những thuận lợi và khó khăn vùng đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi:

+ Đông dân, có lực lượng lao động dồi dào.

+ Công nghiệp phát triển đa ngành., nông nghiệp trù phú.

+ Đô thị sôi động.

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn.

+ Phát triển du lịch.

- Khó khăn:

+ Dân số quá đông cần khai thác hợp lyù tiết kiệm.

+ Đất có giới hạn

+ Thủy chế đê điều chưa ổn định, lũ lụt, khí hậu thất thường.









Bài 23 : 6. Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ.

KHU VỰC CƯ TRÚ


CÁC DÂN TỘC


HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Đồng bằng ven biển phía đông


- Chủ yếu là người Kinh


- Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm …

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây


- Chủ yếu là dân tộc ít người: Thái, Mường, Tày,Mông, Bru- Vân Kiều…


- Nghề rừng.

- Trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi bò đàn.

Bài 25 : 7. Hoạt đông nông, lâm, ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Nông nghiệp : Diện tích đất nông nghiệp ít, đồng bằng nhỏ, đât xấu, thiếu nước, nên sản lượng lương thực bình quân đâu người thấp hơn trung bình cả nước.

- Ngư nghiệp:là thế mạnh của vùng, chiếm hơn 1/ 4 giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002).

- Nghề làm muối(Cà Ná, Sa Huỳnh,…)và chế biến thủy sản (Nha Trang, Phan Thiết…) khá phát triển.

- Đang đầu tư cho: trồng rừng phòng hộ, hồ chứa nước …

II. THỰC HÀNH:

1. Hãy nhận xét biểu đồ H15.6 và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết.(trang 58)

- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tỉ lệ xuất khẩu cao nhất 40,6%.

+ Khoáng sản, lâm sản : dầu thô, than đá.

+ Nông sản, thủy sản : gạo, cà phê, tôm, cá basa, mực đông lạnh.

+ Sản phẩm công nghiệp chế biến : hàng dệt may, mây tre đan, gốm, điện tử...

2. Dựa vào H20.2, em hãy cho biết : (trang 73)

+ Mật độ dân số của ĐB sông Hồng năm 2002 là bao nhiêu?

+ ĐB sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

3 . Vẽ biểu đồ miền. TH: Bài 16 trang 60.

Nhận xét: - 2 ngành: CN- xây dựng- Dịch vụ có tỉ trọng cao.

-Nền KT Việt Nam đã chuyển theo hướng CNH-HĐH.

- Phản ảnh thành tựu CNH đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

4. Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở ĐB sông Hồng (%).

Nhận xét:Dân số tăng, sản lượng lương thực tăng không kịp với nhu cầu của dân số nên bình quân lương thực đầu người giảm.
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 89
Join date : 12/05/2012
Age : 26
Đến từ : Đà Nẵng

https://lop94nguyenphuhuong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết